29 Tháng Sáu, 2010
Biến động lãi suất huy động USD
Một số ngân hàng đã nâng lãi suất huy động USD vượt mốc 5%/năm, có từ 5,15% – 5,5%/năm.
|
Từ đầu năm đến nửa đầu tháng 6, lãi suất huy động USD ổn định, những mức cao phổ biến dao động từ 4% – 4,5%/năm. Tuy nhiên, từ trung tuần tháng 6 đến nay, thị trường bắt đầu đón loạt điều chỉnh với những mốc cao đáng chú ý.
Lãi suất huy động USD bắt đầu biến động và đã có những chênh lệch vượt trội giữa các ngân hàng thương mại.
Từ trung tuần tháng 6 đến nay, lãi suất huy động USD bắt đầu biến động và đã có những chênh lệch vượt trội giữa các ngân hàng thương mại.
Từ đầu năm đến nửa đầu tháng 6, lãi suất huy động USD ổn định, những mức cao phổ biến dao động từ 4% – 4,5%/năm. Tuy nhiên, từ trung tuần tháng 6 đến nay, thị trường bắt đầu đón loạt điều chỉnh với những mốc cao đáng chú ý.
Ngày 23/6, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo áp biểu lãi suất tiết kiệm bậc thang USD đối với khách hàng cá nhân. Theo biểu lãi suất mới, SHB điều chỉnh lãi suất tiết kiệm bậc thang theo số tiền ở các kỳ hạn tăng từ 0,1% – 0,2%; mức lãi suất cao nhất sau điều chỉnh là 5%/năm.
5%/năm cũng là mức cao nhất trong biểu lãi suất huy động USD của nhiều ngân hàng cổ phần thời điểm này; trong khi ở khối quốc doanh, mức cao nhất là 4,2%/năm.
Ngày 24/6, Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) công bố lãi suất của trái phiếu ghi danh ngắn hạn bằng USD, cao nhất là 5,15%/năm. Đồng thời, ngân hàng này cũng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm USD với mức cao nhất là 5,25%/năm đối với kỳ hạn gửi từ 24 tháng trở lên.
Mức lãi suất huy động USD của LienVietBank đã tạo chênh lệch lớn với mặt bằng chung trên thị trường. Tuy nhiên, mức cao nhất hiện nay ở biểu lãi suất huy động thông thường có ở Ngân hàng An Bình (ABBank), với biểu áp dụng từ ngày 18/6 vừa qua.
Cụ thể, ABBank áp lãi suất huy động USD từ 5% trở lên ở nhiều kỳ hạn, từ 6 tháng đến 60 tháng (lĩnh lãi cuối kỳ). Đặc biệt, lãi suất các kỳ hạn trên 12 tháng có từ 5,2%/năm và cao nhất lên tới 5,5%/năm ở kỳ hạn 48 tháng; các kỳ hạn 24 và 36 tháng cũng ở mức cao, 5,4% và 5,45%/năm.
Diễn biến trên của lãi suất là sự tiếp nối của thực tế tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng liên tục tăng mạnh từ đầu năm, trong khi tăng trưởng huy động ngoại tệ lại duy trì ở trạng thái thấp. Tính đến hết tháng 5, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đã lên tới 20,23% so với cuối năm 2009. Đây là tốc độ đột biến và vượt trội so với mức tăng trưởng 3,51% trong 5 tháng của tín dụng bằng VND.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng huy động ngoại tệ của hệ thống ngân hàng liên tục ở mức thấp trong 5 tháng đầu năm, phổ biến dưới 1%, riêng tháng 5 vừa qua đạt được mức 1,19%/năm.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ liên tiếp ở mức cao so với huy động nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tới khả năng cân đối nguồn vốn và sự ổn định của hoạt động cho vay các ngân hàng thương mại. Thông thường, cho vay cao, các nhà băng cũng điều chỉnh chính sách huy động để tạo đầu vào cân đối.
Một điểm đáng chú ý và có ảnh hưởng lớn trong chính sách huy động ngoại tệ của các nhà băng thời gian qua và hiện nay là nguồn từ các tổ chức kinh tế. Đó là sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước qua Thông tư số 03/2010/TT-NHNN quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng, ban hành ngày 10/2/2010.
Theo đó, kể từ ngày 11/2/2010, mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng) tại tổ chức tín dụng được ấn định tối đa là 1%/năm, thay vì được hưởng từ khoảng 3% – 4%/năm trước đó. Việc điều chỉnh này được bình luận là một hình thức “tự xử” đối với tình trạng găm giữ ngoại tệ trong doanh nghiệp kéo dài từ trong năm 2009, ảnh hưởng đến cung – cầu trên thị trường.
Khi lãi suất bị khống chế, cân nhắc lợi ích, nhiều tổ chức chọn giải pháp bán ngoại tệ và chuyển sang tiền gửi VND để hưởng lãi suất cao hơn nhiều. Thực tế là nguồn ngoại tệ bán lại cho các ngân hàng những tháng qua đã tăng lên, theo báo cáo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước. Còn ảnh hưởng cụ thể ở tốc độ huy đông ngoại tệ hiện chưa có công bố ở các con số.
Tuy nhiên, nguồn tiền gửi ngoại tệ từ các tổ chức vẫn còn “cửa” cho các nhà băng là từ chính các tổ chức tín dụng, lãi suất được thỏa thuận thay vì bị khống chế tối đa là 1%/năm.
Theo VnEconomy